1337 đường 3 tháng 2, phường 16 quận 11, TP HCM
Chính sáchChính sáchChính sách

Cách đọc hạn sử dụng đơn giản nên áp dụng ngay khi mua hàng

Bất cứ loại hàng hóa nào khi sản xuất đều có hạn sử dụng nhất định. Điều này có ý nghĩa không chỉ đối với nhà sản xuất trong quá trình quản lý mà còn vô cùng quan trọng với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, mỗi sản phẩm thuộc các lĩnh vực đều có cách ghi khác nhau, nhiều lúc khiến người dùng nhầm lẫn. Trong bài viết này Máy Miền Nam hướng dẫn bạn cách đọc hạn sử dụng chi tiết, đơn giản khi mua hàng. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Quy định về hạn sử dụng tại Việt Nam 

Trước khi tìm hiểu chi tiết về quy định hạn sử dụng tại Việt Nam, bạn cần nắm một số thuật ngữ như hạn sử dụng là gì, ngày sản xuất là gì, ghi nhãn hàng hóa là gì ngay sau đây: 

  • Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát (khoản 2, điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).
  • Ngày sản xuất là mốc thời gian hoàn thành công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa hoặc lô hàng hóa đó (khoản 10, điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP). 
  • Hạn sử dụng hoặc hạn dùng là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ đặc tính chất lượng vốn có của nó (khoản 11, điều 3,Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Quy định về hạn sử dụng tại Việt Nam

Quy định về hạn sử dụng tại Việt Nam

Tham khảo nội dung quy địnnh về hạn sử dụng, ngày sản xuất sau đây:

Khoảng 1, 2; Điều 14, Chương II, Nghị định 43/2017/NĐ-CP

  • Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trong trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt. 
  • Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ nămg bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng. 
  • Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch. 
  • Trường hợp quy định ghi năm của năm sản xuất thì bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch. 
  •  “ngày sản xuất”, “hạn sử dụng”, hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD”, hoặc “HD”. 

Khoản 3,4; Điều 14, Chương II, Nghị định 43/2017/NĐ-CP

  • Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng. 
  • Đối với hàng hóa được san chi, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc. 
  • Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phục lục III của nghị định này. 

Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này. 

Nếu kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn bạn nên xem thêm Thông tư liên tịch số 34/2014/TTTL-BYT-BNNPPTNT-BCT của Bộ Y tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương ban hành để biết thêm cách ghi hạn sử dụng, ngày sản xuất nhé!

Cách đọc hạn sử dụng chuẩn nhất 

Sau đây Máy Miền Nam hướng dẫn bạn cách đọc hạn sử dụng EXP chuẩn được ghi trên nhiều loại hàng hóa. 

Use By Date (UB)

Đầu tiên là Use By Date (viết tắt là UB) là cách viết mang ý nghĩa sản phẩm phải được sử dụng trước ngày ghi trên bao bì. Cách viết HSD này thường áp dụng đối với sản phẩm nhanh. Ví dụ như sữa, phô mai, thịt, hải sản,…. 

Nếu phát hiện thời điểm mua hàng đã quá ngày ghi trên bao bì sản phẩm. Bạn không nên lựa chọn để tránh các nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Use By Date (UB)

Best Before Date/Best Before (BB)

Nếu bắt gặp bao bì sản phẩm nào có ký hiệu là BBD/BB (Best Before Date/Best Date) thì điều này có nghĩa là chất lượng sản phẩm tốt nhất trước ngày này. Còn sau mốc thời gian được ghi, bạn vẫn có thể mua về dùng nhưng không ngon và giá trị dinh dưỡng đã giảm dần.

Nếu là nhà sản xuất, sau thời hạn ghi ở BB, họ vẫn có thể tiếp tục bán sản phẩm ra thị trường. Nhưng phải chứng minh được độ an toàn với cơ quan chức năng. Đồng thời, HSD phải được ghi theo một trong hai hình thức là “hạn sử dụng” hoặc “hạn sử dụng đến ngày”. 

Best Before Date/Best Before (BB)

Sell By/Sell By Date/Display Until 

Cách đọc hạn sử dụng Sell By/Sell By Date/Display Untill thường mang ý nghĩa lớn đối với nhà phân phối, bán hàng để quản lý hàng hóa bán ra trên thị trường. Bởi nó thể hiện sản phẩm chỉ được bán đến hết ngày ghi trên bao bì. 

Trên thực tế, nếu quá hạn Sell By, người tiêu dùng vẫn có thể sử dụng sản phẩm. Nhưng chất lượng của nó đã không còn được đảm bảo.

Sell By/Sell By Date/Display Until 

Cách đọc hạn sử dụng Exp (Expire Date) 

Expire Date (viết tắt là EXP) là ngày hết hạn sử dụng. Nó có nghĩa là chất lượng sản phẩm đã không còn được đảm bảo khi quá ngày sử dụng ghi trên bao bì. Do đó, sản phẩm hết hạn phải thu hồi, không được bày bán trên thị trường. 

Cách ghi này thường được áp dụng với các sản phẩm như kem đánh răng, các loại thực phẩm chức năng,… 

Cách đọc hạn sử dụng Exp (Expire Date) 

Manufacture date (MFG)

Manufacture Date (viết tắt là MFG) nó có nghĩa là ngày sản xuất. Với các loại hàng hóa có HSD trên 30 ngày thì không cần ghi thông tin hạn dùng trên bao bì. Tuy niên, đối với một số loại, bạn phải biết NSX để suy ra hạn sử dụng. Từ đó, tránh được nguy cơ mua phải hàng hóa quá hạn. 

Một số loại thực phẩm chức năng thường có mã “Batch Code”. Cách đọc mã vạch để biết hạn sử dụng trong trường hợp này thuộc về nhà quản lý. Họ dùng để check các thông tin như:

  • Lô hàng sản xuất,
  • Thông tin nơi sản xuất,
  • Ngày tháng năm sản xuất để quản lý hàng hóa.

Cách đọc mã vạch để biết hạn sử dụng trong trường hợp này thuộc về nhà quản lý. 

Đây là cách đọc hạn sử dụng mà nhiều người thường không chú ý. Hoặc họ bỏ qua khi mua hàng hay đọc nhầm ngày sản xuất thành hạn sử dụng. Vì thế, khi xem thông tin sản phẩm, bạn cần đọc kỹ để hiểu được ý nghĩa.

Manufacture date (MFG)

Period After Opening (PAO)

Period After Opening (viết tắt là PAO), đây là cách ghi HSD thường bắt gặp trên các lô hàng mỹ phẩm hiện nay. Nó có nghĩa la hạn sử dụng sau khi mở nắp. 

Biết được cách đọc hạn sử dụng PAO sẽ giúp bạn trong quá trình sử dụng hàng hóa. Giúp phát hiện được sản phẩm nào đã sắp hoặc hết hạn rồi để mua mới, thay thế. 

Đơn vị của PAO là M (Month). Do đó, trên bao bì sản phẩm thường ghi thêm chữ M. Ví dụ như PAO 12M. 

Period After Opening (PAO)

Thực hành cách đọc hạn sử dụng một số mặt hàng thông dụng

 Sau đây là ví dụ cụ thể cách đọc hạn sử dụng một số mặt hàng thông dụng. Khi mua hàng hóa, bạn có thể ứng dụng cách đọc này nhé!

Cách đọc hạn sử dụng thuốc 

Hạn sử dụng thuốc thường tính bằng năm. Tùy vào loại thuốc mà có HSD dài hay ngắn. Thông thường, HSD ghi dạng tháng/năm hoặc dạng ngày. Nhưng nếu dạng ngày thì không nên sử dụng ngày được ghi trên lọ thuốc.

Trong hình dưới đây, nhãn sử dụng có hai ký hiệu gồm: 

  • Lot# 709800: là batch number (số lô sản xuất). 
  • EXP: 12/2020: nghĩa là không nên sử dụng thuốc sau ngày 31/12/2020. 

Cách đọc hạn sử dụng thuốc 

Cách đọc hạn sử dụng thực phẩm 

  • Đối với các loại thực phẩm như thịt cá, phô mai, sữa, rau củ quả,… thường ghi hạn sử dụng là (Use By Date – sản phẩm chỉ sử dụng cho đến ngày). Ví dụ hình 1, Use By 27/NOV/2018 có nghĩa là sản phẩm được sử dụng đến ngày 27 tháng 11 năm 20118. Sau ngày này không nên mua và dùng nữa.
  • Với đồ hợp, đồ khô, đồ đông lạnh thì hạn sử dụng được ghi theo cách BB (Best By/ Best before date – sử dụng tối nhất đến ngày). Ví dụ hình 2, BB là 29/11/05 nghĩa là sản phẩm sử dụng tốt nhất nhất trước ngày 29 tháng 11 năm 2005. 

Cách đọc hạn sử dụng thực phẩm

Cách đọc hạn sử dụng mỹ phẩm 

Đối với cách đọc hạn sử dụng của mỹ phẩm, bạn cần chú ý đến thông số PAO. Nó được gọi là hạn sử dụng sau khi mở nắp. Ví dụ hình bên dưới, có hình nộp đã mở nắp và trên hình có chữ 6M. Điều này có nghĩa là kể từ ngày mở nắp, lọ mỹ phẩm sử dụng được thêm 6 tháng. 

cách đọc hạn sử dụng của mỹ phẩm

Cách đọc hạn sử dụng sữa 

Sữa là loại thực phẩm không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Với sữa hộp giấy, HSD được in ở phần bên trên hộp gần chỗ cắm ống hút. Còn với sữa lon, HSD được in hoặc dập nổi ở phần đáy hộp sữa. 

Vì Hạn sử dụng của sữa khá ngắn, thường tính bằng tuần hoặc tháng. Nên khi mua, bạn phải xem kỹ thông tin này để tránh chọn trúng sữa hết hạn. 

Ví dụ, hộp sữa Milo trong hình có thông tin: 

  • NSX: 08 08 14 có nghĩa là ngày sản xuất là ngày 08 tháng 08 năm 2014. 
  • HSD: 08 04 15 có nghĩa là hạn sử dụng đến hết ngày 08 tháng 04 năm 2015. 

Cách đọc hạn sử dụng sữa 

Mua máy in date giá rẻ, chất lượng tại Máy Miền Nam

Trên đây là bài hướng dẫn cách đọc hạn sử dụng chi tiết của Máy Miền Nam. Hy vọng thông tin này hữu ích cho bạn khi mua sắm hàng hóa, thực phẩm. 

Ngoài ra, nếu bạn muốn mua các loại máy đóng gói, máy in date tự động phục vụ cho quá trình sản xuất và đóng gói thì có thể liên hệ với Máy Miền Nam. Chúng tôi là đơn vị phân phối các đầy đủ dòng máy in phun date từ cầm tay đến tự động với mức giá phải chăng, chất lượng tốt. 

Bên cạnh đó, khi mua hàng bạn sẽ được hướng dẫn cách sử dụng. Đồng thời hưởng các chính sách bảo hành, đổi trả hàng theo quy định. 

Mua máy in date giá rẻ, chất lượng tại Máy Miền Nam

Hãy liên hệ ngay để được báo giá máy in ngày sản xuất hạn sử dụng nhé!

Công Ty Máy Thiết Bị Miền Nam

Địa chỉ: 81 Đ. Hàn Hải Nguyên, P. 16, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh. 

Hỗ trợ kỹ thuật: Mr.Dũng

Điện thoại: 0917.102.905 – 0977.302.905

Email: MayMocMienNam@gmail.com

Xếp hạng post

Mục: Tin tức

back to top
0917 102 905
DMCA.com Protection Status