1337 đường 3 tháng 2, phường 16 quận 11, TP HCM
Chính sách Chính sách Chính sách

Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài và hướng dẫn cách đọc 

Hiện nay, hàng hóa lưu thông trên thị trường khi ghi hạn sử dụng không chỉ tuân theo quy định của Pháp Luật Việt Nam mà nhiều sản phẩm nước ngoài có cách ghi theo tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận. Hãy cùng Máy Miền Nam tìm hiểu cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài và cách đọc qua bài viết này nhé!

Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài phổ biến 

Sau đây, chúng tôi giới thiệu một số cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài phổ biến và cách đọc. Theo dõi để áp dụng khi đi mua hàng, tránh mua phải sản phẩm hết hạn bạn nhé!

Ghi hạn sử dụng Batch Code 

Batch code hay số lô sản xuất là một thuật ngữ phổ biến trong ngành sản xuất và được áp dụng khi ghi hạn sử dụng hàng hóa. Batch code là ký hiệu bằng số hoặc chữ cái dùng để xác định và theo dõi một tập hợp sản phẩm giống nhau có chung đặc điểm sản xuất nhất định (thời gian sản xuất, ngày sản xuất, mã nhận dạng,…). 

Batch code có ý nghĩa đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc và dữ liệu về sản phẩm thông qua chuỗi cung ứng. Nó thường được áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, đồ uống, và hàng tiêu dùng. 

Hiện nay, batch code không có công thức chung mà mỗi hãng, quốc gia có quy định riêng về mã code. Chính vì thế, trong phần cuối của bài viết này, chúng tôi giới thiệu cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài và cách đọc cụ thể để bạn tham khảo. 

Ghi hạn sử dụng Batch Code 

Ghi hạn sử dụng Batch Code

Ghi hạn sử dụng bằng barcode 

Barcode là một loại mã vạch bao gồm các thanh và khoảng trắng, là một dạng được biểu diễn các chữ số và ký tự có thể được đọc bằng máy (máy quét mã vạch quang học). 

Bar Code được in trên bao bì sản phẩm với mục đích truy xuất nguồn gốc, kiểm kê hàng hóa và các thông tin tiếp thị. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi mua hàng ở siêu thị lúc máy quét mã vạch có thể đọc chúng nhanh chóng để ghi lại giá lúc thanh toán. 

2 mã vạch chính theo GS1 (tổ chức quốc tế mã vạch lớn nhất hiện nay): 

  • Mã EAN (European Article Number): tiêu chuẩn mã vạch châu Âu, từ EAN-8 (8 số) phát triển lên EAN-13( 13 số). EAN-13 sau này được đổi thành “International Article Number” và được đặt thành mã vạch tiêu chuẩn quốc tế. Nó được phát triển từ 2 hệ thống mã vạch là UPC & EAN, gòm 13 mã số (12 số + 1 số kiểm tra) dưới 12 mã vạch. 
  • UPC (Universal Product Code): tiêu chuẩn mã vạch Mỹ – Canada (12 số) 

Xem thêm: Hạn sử dụng là gì? Ý nghĩa của hạn sử dụng trong thực tiễn

Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài theo biểu tượng 

Khi biểu đạt các thông tin về sản phẩm và hạn sử dụng, nhà sản xuất sẽ thể hiện bằng các biểu tượng. Vậy ý nghĩa của những biểu tượng này là gì? Cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Máy Miền Nam cung cấp dưới đây nhé

Biểu tượng chiếc hộp mở nắp

Đây là biểu tượng phổ biến, dễ thấy trên bao bì mỹ phẩm. Nó thường được in kèm thêm “1 con số + M” với ý nghĩa là hạn sử dụng sau khi mở nắp.

Biểu tượng chiếc hộp mở nắp

Biểu tượng đồng hồ cát

Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy biểu tượng này ở đáy hoặc thân củ một số loại mỹ phẩm. Nó thể hiện hạn sử dụng của sản phẩm này là dưới 30 tháng. Các sản phẩm có xuất xứ châu Âu đều bắt buộc in ký hiệu này cùng ký hiệu chiếc hộp mở nắp. 

Biểu tượng hình tam giác

Biểu tượng này được in trên nhãn sản phẩm với ý nghĩa bao bì của sản phẩm bạn đang dùng được làm từ nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường. 

Biểu tượng mũi tên âm dương

Biểu tượng này thể hiện bao bì sản phẩm có khả năng tái chế. Và đồng thời, nhà sản xuất ra sản phẩm phải bỏ ra một khoản chi phí cho việc thu gom & tái chế bao bì sau khi sử dụng. Quy định này là bắt buộc ra đối với các nhà sản xuất mỹ phẩm khi phân phối tại những thị trường không có chính sách thu gom rác thải tái chế. 

Biểu tượng mũi tên âm dương

Biểu tượng mũi tên âm dương

Biểu tượng chữ E

Biểu tượng này thường xuất hiện ở các loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ châu Âu. Nếu bạn bắt gặp ký hiệu này trên bao bì  thì có thể yên tâm vì nó thể hiện khối lượng tịnh của sản phẩm (khối lượng tịnh: khối lượng của vật không tính bao bì bên ngoài). 

Biểu tượng trái tim

Biểu tượng này cho biết sản phẩm bạn đang dùng không có nguồn gốc từ động vật và không được thử nghiệm trên động vật. 

Biểu tượng bàn tay & cuốn sách 

Đây là biểu tượng thường được thấy ở các sản phẩm có kích thước quá nhỏ bởi vì nhà sản xuất không thể thể hiện tất cả các thông tin cần thiết trên bao bì sản phẩm. Chính vì thế, người dùng có thể xem thêm thông tin ở tờ giấy đính kèm trong hộp sản phẩm. 

Biểu tượng bàn tay & cuốn sách 

Biểu tượng bàn tay & cuốn sách

Biểu tượng ngọn lửa 

Nếu bạn là một tín đồ làm đẹp thì có lẽ đã từng thấy qua biểu tượng này ở các sản phẩm chăm sóc tóc hay sơn móng tay. Nó có nghĩa là sản phẩm dễ cháy, cảnh báo người dùng nên để tránh để gần lửa hoặc nơi có nhiệt độ cao. 

Biểu tượng Ecocert

ECOCERT là tổ chức chứng nhận hữu cơ được thành lập tại Pháp năm 1991. ECOCERT đã thực hiện chứng nhận cho nhiều tổ chức thuộc hơn 80 quốc gia trên thế giới. 

ECOCERT hiện có hai logo tiêu chuẩn, nếu bắt gặp trên bao bì sản phẩm thì có nghĩa là: 

  • Logo Mỹ phẩm hữu cơ – Cosmetique biologique: tối tiểu 95% trên tổng thành phần tạo nên sản phẩm có nguồn gốc thực vật, tối thiểu 10% trên tổng thành phần có nguồn gốc hữu cơ. 
  • Logo Mỹ phẩm sinh học – Cosmetique ecologique: tối thiểu 50% trên tổng thành phần có nguồn gốc thực vật & tối thiểu 5% trên tổng thành phần có nguồn gốc nông nghiệp hữu cơ. 

Biểu tượng UVA 

Biểu tượng UVA bên trong hình tròn xuất hiện ở trên bao bì của các loại kem chống nắng có nguồn gốc xuất xứ từ châu Âu. Nó có nghĩa là sản phẩm bạn đang dùng có khả năng bảo vệ làn da khỏi tia UVA ít nhất bằng 1/3  lượng chống tia UVB được liệt kê trong sản phẩm đó. 

Biểu tượng UVA 

Biểu tượng UVA

Biểu tượng USDA ORGANIC

Biểu tượng USDA ORGANIC được chứng nhận bởi bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban hữu cơ quốc gia. Sản phẩm được dán nhãn chứng  nhận này là những sản phẩm chứa từ 95% đến 100% nguyên liệu hữu cơ. 

Hướng dẫn cách đọc hạn sử dụng của 1 số nước

Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài về cơ bản xoay quanh các cụm từ và ký hiệu viết tắt. Mỗi quốc gia sẽ có cách ghi và quy định khác nhau, đồng thời cũng tôn trọng các quy tắc đặt ra khi lưu thông hàng hóa quốc tế. Sau đây là một số hướng dẫn cách đọc hạn sử dụng mà Máy Miền Nam tổng hợp lại. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Cách đọc hạn sử dụng của Nhật 

Nhật Bản là quốc gia có quy định về cách ghi hạn sử dụng rõ ràng. Bạn có thể tham khảo cách đọc hạn sử dụng hàng nội địa Nhật như sau: 

Với hàng hóa chưa mở nắp

Với những ai mua sắm hàng hóa từ Nhật Bản, với sản phẩm chưa mở nắp thì hạn sử dụng thường được in ở phần cuối trên bao bì sản phẩm. Với sản phẩm bọc trong hộp giấy thường được in ở nắp hoặc đáy hộp. 

Hàng nội địa Nhật thường có HSD từ 1.5 năm đến 3 năm kể từ NSX ghi trên bao bì. Cách ghi HSD theo thứ tự năm/tháng/ngày. 

Đối với ngày sản xuất thì Luật pháp Nhật không bắt buộc phải in ngày trên bao bì sản phẩm. Bạn có thể suy ra ngày sản xuất bằng trừ ngược lại hạn sử dụng dựa theo vòng đời. Ví dụ hình bên dưới có HSD là tháng 9 năm 2022. Nếu nó có vòng đời 3 năm thì NSX sẽ vào năm 2019. 

Cách đọc hạn sử dụng của Nhật 

Hạn sử dụng sau khi mở nắp

Đối với HSD sau mở nắp thì ký hiệu hình hộp tròn mở nắp kèm theo “con số + M” (M: month). 

Đối với mã vạch theo GS1 Nhật Bản có đầu số là 450 – 459 & 490 – 491

Ví dụ hình bên dưới có hạn sử dụng là 12 tháng kể từ ngày mở nắp. 

Cách đọc hạn sử dụng của Nhật 

Cách đọc hạn sử dụng của Mỹ 

Mỹ – quốc gia có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đóng gói bao bì sản phẩm. Theo đó, tùy từng ngành hàng sẽ có cách ghi hạn sử dụng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các thuật ngữ như EXP, PAO, MFG,… vẫn được dùng phổ biến. Cụ thể, những cụm từ này có nghĩa gì, cách đọc hạn sử dụng trong trường hợp xem ngay bài viết “Cách đọc hạn sử dụng đơn giản nên áp dụng ngay khi mua hàng” của Máy Miền Nam nhé!

Cách đọc hạn sử dụng của Mỹ 

Cách đọc hạn sử dụng của Mỹ

Cách đọc hạn sử dụng của Trung Quốc 

Công nghệ máy in hạn sử dụng của Trung Quốc rất phát triển. Chính vì thế, việc đọc hạn sử dụng thường không gặp nhiều khó khăn khi thông tin rất rõ ràng. 

Trong trường hợp sản phẩm chưa sử dụng: 

  • Ngày tháng năm sản xuất được in theo quy tắc yyyy/mm/dd là năm/tháng/ngày. Hoặc đi kèm các từ tiếng Trung như 2021年02月19天. Nó có nghĩa là ngày 19 tháng 02 năm 2021 là ngày sản xuất của sản phẩm đó. 
  • Tiếp theo là hạn sử dụng, trong tiếng Trung là 保质期. Và đa số các sản phẩm tiêu dùng của Trung Quốc đều ghi hạn sử dụng bằng các con số. Ví dụ như  50天 là 45 ngày.
  • Tuy nhiên một số sản phẩm sẽ ghi số tháng kể từ ngày sản xuất. Một số ký hiệu thường thấy đó là 四 – số 4, 五 – số 5, 六 – số 6. 
Cách đọc hạn sử dụng của Trung Quốc 

Cách đọc hạn sử dụng của Trung Quốc

Trong trường hợp sản phẩm đã mở nắp: 

Nếu sản phẩm đã mở nắp, thì các thuật ngữ và cách ghi tương tự như cách ghi khi chưa mở nắp. Tuy nhiên, bạn cần quan tâm đến ký hiệu hộp mở nắp (PAO) cùng với các ký tự 3个月, 6个月, 9个月, 12个月 hoặc 45天,60天, 90天,… Nó có nghĩa là số tháng sử dụng kể từ ngày mở nắp. 

Một số sản phẩm được ghi theo tiêu chuẩn quốc tế, thay vì ký hiệu bằng tiếng Trung thì sẽ ghi bằng tiếng Anh như 3M, 5M, 9M,…. (M: Month/tháng). 

Cũng như cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài khác, một số sản phẩm Trung Quốc được in kèm mã vạch. Khi đó, bạn cần check đúng mã vạch của Trung Quốc là 690, 691, 692, 693, 694, và 695. 

Cách đọc hạn sử dụng của Hàn Quốc 

Hàn Quốc là một quốc gia có số lượng hàng hóa xuất khẩu lớn. Vì vậy, bên cạnh thể hiện hạn sử dụng và ngày sản xuất bằng tiếng Hàn, nhiều sản phẩm sử dụng các ký hiệu và thuật ngữ quốc tế. Cụ thể là những từ viết tắt tiếng Anh như EXP, MFG, PAO, BB,… Và mã vạch quốc gia theo GS1 của Hàn Quốc là 880. 

Nếu bạn mua phải hàng hóa mà thông tin trên bao bì sản phẩm hoàn toàn là tiếng Hàn  thì cần quan tâm đến các cụm từ: 

  • 까지: Thông tin thời hạn sử dụng.
  • 제조 Thông tin sản xuất theo thứ tự là ngày/ tháng/ năm.
  • 사용기한 (best before date) : Là khoảng thời gian mà sản phẩm sẽ hoạt động tốt nhất. 
Cách đọc hạn sử dụng của Hàn Quốc 

Cách đọc hạn sử dụng của Hàn Quốc

Cách đọc hạn sử dụng của Úc 

Ngày sản xuất trên các sản phẩm có nguồn gốc từ Úc thường được ghi theo thứ tự Năm/tháng/ngày hoặc một số trường hợp chủ ghi hai chữ số. Ví dụ như 210608 có nghĩa là ngày sản xuất là ngày 08 tháng 06 năm 2021. Hạn sử dụng chỉ in tháng và năm. 

Một số sản phẩm in kèm với mã vạch. Khi đó bạn cần check mã vạch của Úc là từ 930 đến 939 GS1.

Cách đọc hạn sử dụng của Úc 

Cách đọc hạn sử dụng của Úc

Tổng kết 

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài mà Máy Miền Nam muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng nó giúp bạn tránh mua phải hàng hết hạn ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Ngoài ra, nếu muốn mua các loại máy đóng gói, máy in date tiêu chuẩn quốc tế thì hãy xem ngay sản phẩm của Máy Miền Nam nhé!

Chúng tôi cung cấp các loại máy in ngày sản xuất hạn sử dụng cầm tay, công nghiệp với khả năng in phun nhanh chóng, không nhòe mực. 

Khi mua hàng tại Máy Miền Nam, bạn sẽ nhận được các ưu đãi: 

  • Tư vấn loại máy in date phù hợp với nhu cầu sử dụng và tài chính cá nhân. 
  • Bảo hành hàng hóa theo quy định & được đổi trả hàng nếu phát hiện lỗi từ nhà sản xuất khi mua hàng. 
  • Được nhân viên kỹ thuật hướng dẫn cách sử dụng chi tiết nhất. 
  • Hỗ trợ giao hàng nhanh chóng, an toàn. 
  • Nhận các ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết của Máy Miền Nam. 

Mua máy in ngày sản xuất hạn sử dụng tại Máy Miền Nam

Liên hệ ngay với Máy Miền Nam để được tư vấn và báo giá bạn nhé!

Công Ty Máy Thiết Bị Miền Nam

Địa chỉ: 81 Đ. Hàn Hải Nguyên, P. 16, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh. 

Hỗ trợ kỹ thuật: Mr.Dũng

Điện thoại: 0917.102.905 – 0977.302.905

Email: MayMocMienNam@gmail.com

Xếp hạng post

Mục: Tin tức

back to top
0917 102 905
DMCA.com Protection Status