1337 đường 3 tháng 2, phường 16 quận 11, TP HCM
Chính sách Chính sách Chính sách

Phương pháp làm khô dược liệu hiệu quả

Phương pháp làm khô dược liệu mở ra cách bảo quản chất lượng tốt cho dược liệu sản phẩm. Dược liệu được làm từ những cây thuốc có tác dụng chữa bệnh hiệu quả cho con người. Được lấy từ các bộ phận thân, rễ, hạt hoặc lá cây.

Việc áp dụng các phương pháp làm khô dược liệu nhằm tránh các tác nhân. Hay tránh các biến đổi độc hại theo thời gian xảy ra trong dược liệu. Vậy giải pháp hiệu quả và công dụng đặc biệt mà phương pháp mang lại là gì? Máy Miền Nam sẽ thông tin ngay với bạn trong bài viết dưới đây. 

Bảo quản dược liệu bằng cách làm khô

Phương pháp làm khô dược liệu hiện nay

Dược liệu là loại thuốc Đông Y, luôn được bảo quản và sử dụng lâu dài. Thực hiện đúng phương pháp bảo quản để làm khô dược liệu là rất quan trọng. Bởi sẽ ảnh hưởng đến giá trị, chất lượng và sức khỏe người sử dụng. Có 4 cách làm khô dược liệu như sau:

Phơi

Theo cách làm dân gian trước đây, dược liệu sẽ được mang đi phơi để đảm bảo mức độ bảo quản dài lâu. Có 2 cách làm khô: phơi ngoài nắng và phơi trong bóng râm. Trước khi các loại thiết bị, máy móc hiện đại phát triển, đây là cách thông dụng của người dân. 

Phương pháp phơi trực tiếp dưới ánh nắng

Dược liệu cần cần trải đều lên các mẹt tre hoặc mây mỏng, sàn đều cả mẹt. Xem xét tạo độ thoáng với lớp trải mỏng để hấp thụ ánh nắng đi xuyên qua dược liệu. Trong thời gian phơi, thỉnh thoảng đảo trộn để các mặt của dược liệu tiếp xúc trực tiếp ánh nắng. Phụ thuộc vào nhiệt độ mà dược liệu sẽ có thời gian phơi khoảng vài giờ hoặc lên đến vài ngày.

Phơi trong bóng râm cũng thực hiện trải đều trên mẹt hoặc trên tấm màng mỏng. Tuy nhiên với phương pháp làm khô dược liệu trong bóng râm. Cần đặt trong phỏng có độ thoáng nhất định để tránh tình trạng ẩm mốc. Cách này phù hợp với dược liệu hoa, hạn chế biến đổi màu so với tiếp xúc ánh nắng. 

Sấy

Sấy được thực hiện theo phương pháp làm khô dược liệu có sự can thiệp của các loại thiết bị. Dược liệu được làm khô từ máy sấy hay các lò sấy bằng hơi nóng. Không bị động bởi thời tiết mà còn giúp tránh các bụi bặm, tia độc hại từ ánh nắng.

Dược liệu sau khi được sấy khô

Tuy nhiên thì, khả năng làm khô dược liệu còn hạn chế và mất khá nhiều thời gian. Tùy vào tính chất từng loại nguyên dược liệu mà cần phải phân loại và sấy riêng từng loại.

Làm khô bằng tủ sấy áp suất thấp

Dược liệu khi được ứng dụng và đặt vào tủ sấy sẽ đối lưu hơi nóng hoàn toàn. Nhiệt độ sẽ lan tỏa đều trên các khay với cửa đóng kín. Dược liệu sau đó được gia nhiệt để sấy khô và tách nước trong hệ thống thông minh. Nhờ làm khô bằng tủ sấy áp suất thấp nên thời gian sấy rất nhanh với năng suất khá lớn. 

Lợi ích của việc sấy dược liệu bằng tủ sấy

Không giống với phương pháp làm khô dược liệu theo cách sấy và phơi. Làm khô dược liệu bằng tủ sấy dược liệu chuyên dụng tối đa hóa thời gian và tăng năng suất. Cho phép bạn sấy khô nhiều loại nguyên liệu khác nhau với số lượng lớn hơn. Dược liệu được sấy khô một cách nhanh chóng mà không bị tác động bởi thời tiết và công sức. 

Làm khô bằng tủ sấy áp suất thấp

Có thể thấy, dược liệu sấy trong buồng kín của tủ sấy áp suất khá tiện nghi vì có thể thiết lập thời gian sấy tự động. Dược liệu khi đặt vào tủ hoàn toàn yên tâm bởi chất lượng đạt chuẩn GMP. Đây được xem là một trong những phương pháp làm khô dược liệu được các cơ sở, nhà sản xuất lựa chọn nhiều nhất nhờ ưu điểm nổi bật kể trên.

Tủ sấy dược liệu, tủ sấy thực phẩm

Đông khô

Sấy đông khô bằng cách đóng băng, dược liệu phải được làm thật lạnh ở mức -80 độ C. Khi nước trong thành phần nguyên dược liệu đông đá, kết tinh thành dạng tinh thể nhỏ. Dược liệu được giữ ở nhiệt độ áp suất thấp và phải đặt trong buồng kín có nối với máy hút chân không. 

Bởi dược liệu dễ bị biến chất và chuyển hóa nhanh thành các chất nguy hại. Phương pháp làm khô dược liệu với sấy đông khô rất phù hợp đối với dược liệu. Và ứng dụng trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu,…

Cách này tốn rất nhiều thời gian và công sức để thực hiện. Cần phải nhờ đến nhiều sự can thiệp từ máy hút chân không, đóng băng và kiểm soát liên tục để cho ra thành phẩm đạt chuẩn yêu cầu y học.

Công dụng của việc làm khô dược liệu

Mỗi phương pháp làm khô dược liệu nêu trên đều mang đến những đặc điểm khác nhau. Chung quy thì mỗi cách làm khô dược liệu là thực hiện chức năng làm khô và bảo quản lâu dài. Và các công dụng của làm khô dược liệu là:

Công dụng của việc làm khô dược liệu

  • Tránh ảnh hưởng từ tia cực tím (UV) và enzym khi phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. 
  • Tránh tình trạng nhiễm khuẩn, ẩm mốc và gây ra các tác nhân nguy hiểm đến sức khỏe người dùng. 
  • Dược liệu được bảo quản một cách hiệu quả tối đa nhất, đảm bảo chất lượng cao.
  • Hạn chế các biến đổi trong hóa học như thủy phân, oxy hóa,… xảy ra từ dược liệu.
  • Làm khô dược liệu giúp dễ xay và nghiền, chế biến nấu thuốc một cách đơn giản nhất.
  • Tạo sự thuận tiện trong việc vận chuyển.

Qua các phân tích trên, các phương pháp làm khô dược liệu đã đem đến nhiều công dụng tuyệt vời. Từ cách làm khô dược liệu theo phương pháp phơi, sấy, đông khô cho đến ứng dụng tủ sấy.

Với phương pháp phơi dược liệu dân dã, đây là cách thủ công chỉ phù hợp với gia đình. Sấy dược liệu bằng máy sấy thực phẩm hay tủ sấy dược liệu đem lại hiệu quả cao cho năng suất lao động. Đồng thời giảm áp lực về thời gian và chi phí sản xuất nhờ tốc độ sấy vượt trội. 

Dễ dàng đóng gói bảo quản và tiện lợi di chuyển

Ngoài tủ sấy dược liệu, máy xay nghiền dược liệu này còn thực hiện đa chức năng. Máy có thể sấy khô hoa quả, dược liệu và thực phẩm chỉ với thời gian ngắn nhất. Liên hệ Máy Miền Nam để biết thêm chi tiết về sản phẩm.

Bài viết nên xem:

5/5 - (2 bình chọn)

Mục: Tin tức

back to top
0917 102 905