Nguyên liệu chính để làm thuốc đông y thường từ các loại thảo mộc, dược liệu, cây cỏ… Tuy nhiên, mối loại nguyên liệu lại có một yêu cầu khác nhau về nhiệt độ sấy cũng như yêu cầu về chất lượng. Sau đây là 2 phương pháp sấy dược liệu phổ biến nhất là sấy thủ công và sử dụng tủ sấy dược liệu.
Để giúp bạn có thể dễ dàng so sánh được hiệu quả của việc sấy bằng tủ sấy với phương pháp thủ công, sau đây mình sẽ hướng dẫn cách sấy các nguyên liệu trong đông y để bạn có cái nhìn khách quan và chính xác nhất.
Phương pháp sấy dược liệu thủ công
Với những địa chỉ kinh doanh sấy dược liệu thủ công thường sử dụng phương pháp phơi nắng hay sấy qua lửa để làm khô dược liệu. Tuy nhiên, việc này đã khiến cho dược phẩm mất đi màu sắc tự nhiên cũng như hương vị của nó, thậm chí còn khiến nó mất chất và bị biến đồi mùi vị.
Phơi sấy thực phẩm bằng phương pháp thủ công có 2 cách:
– Phơi nắng: Khi phơi nên chọn những nơi sạch sẽ, đã được quét dọn kỹ là không bị ẩm, thoáng mát. Dược phẩm cần được rải đều và thường xuyên đảo, trở mặt để chúng được khô đều và nhanh hơn. Đây được xem là một phương pháp thông dụng được áp dụng cho nhiều loại dược liệu. Bạn có thể phơi dược liệu ở trên giàn, sân và có thể sử dụng văn màn mỏng để che lên nhằm tránh tác động của chó, mèo, côn trùng… làm mất vệ sinh.
– Phơi trong bóng râm: Đây là phương pháp thường được sử dụng cho các dược liệu dễ bị bay màu, biến chất khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bạn có thể bó thành từng bó và dùng dây treo trong nhà hoặc rải đều trên rá, nong, nia…và đặt trong bóng râm. Tùy theo từng loại dược liệu mà bạn có thể lựa chọn cách phơi phù hợp.
Phương pháp sấy dược liệu hiện đại bằng tủ sấy
Mỗi loại dược liệu sẽ có một nhiệt độ sấy khác nhau và yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng khác nhau. Chính vì thế khi sấy thực phẩm bằng phương pháp thủ công rất khó để sản phẩm đạt được chất lượng yêu cầu, mất thời gian và phải đảo liên tục thì dược liệu mới khô đều, rất mất công.
Tủ sấy ra đời đã hỗ trợ rất nhiều trong việc sấy dược liệu, thực phẩm, nhất là các cơ sở chế biến thuốc đông y có nhu cầu sử dụng cao và liên tục. Để việc sấy diễn ra được nhanh chóng và đảm bảo vệ sinh, bạn nên sơ chế và làm sạch, phân loại các dược liệu ra từng phần khác nhau. Các vật liệu có kích cỡ cũng như có độ dày, yêu cầu về chất lượng tương tự nhau nên để cùng một mẻ nhằm đảm bảo khi đem vào sấy, chúng sẽ được sấy khô đều nhau.
>>> Những lưu ý khi chọn mua tủ sấy dược liệu loại nhỏ tại TP.HCM
Tùy từng loại dược liệu, bạn có thể lựa chọn nhiệt độ sấy khác nhau. Thông thường nhiệt độ sấy tốt nhất dao động từ 40 – 70˚C, khi sấy bạn nên chia làm 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: bạn chỉ nên sấy ở nhiệt độ thấp từ 40-50˚C
– Giai đoạn 2: bạn nên tăng nhiệt độ sấy lên khoảng 50-60˚C
– Giai đoạn 3: Sấy ở nhiệt độ 60-70˚C
Trên đây là 2 phương pháp sấy dược liệu thủ công và bằng tủ sấy. Với những so sánh trên, chắc hẳn bạn đã nắm được những ích lợi cũng như công dụng của tủ sấy đối với việc sấy dược liệu dùng trong đông y. Nếu có nhu cầu mua tủ sấy dược liệu, máy xay nghiền thuốc bạn có thể liên hệ Máy Miền Nam theo địa chỉ sau đây:
Công ty TNHH Máy – Thiết Bị Miền Nam
- Địa chỉ: 1244 Đường 3/2, P.8, Q.11, Tp.HCM
- Hỗ trợ kỹ thuật: Mr. Dũng
- Điện Thoại: O917.1O2.9O5 – O977.3O2.9O5
- Email: MayMocMienNam@Gmail.Com
- Websites: MayMienNam.VN
Bài viết nên xem:
- Hướng dẫn sử dụng tủ sấy nông sản an toàn và ít tốn điện
- Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ sấy
- Vì sao các cơ sở sản xuất không nên dùng tủ sấy mini
Mục: Tin tức